NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Năng lượng tái tạo là từ khóa được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Năng lượng tái tạo là gì và có các dạng năng lượng tái tạo nào hiện có trong tự nhiên có lẽ là điều mà nhiều người đang thắc mắc. Năng lượng tái tạo mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích tuyệt vời, chúng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về năng lượng tái tạo nhé.

 

Định nghĩa về năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng tự nhiên và được bổ sung 1 cách liên tục, chúng còn được gọi là nguồn năng lượng sạch. Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng vô hạn và không thể bị cạn kiệt. 
Các loại năng lượng tái tạo được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện,...

Các loại năng lượng tái tạo

1. Năng lượng mặt trời

Nguồn năng lượng mặt trời là nguồn năng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Năng lượng mặt trời bao gồm năng lượng điện mặt trời và nhiệt mặt trời.
Để biến đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện cần có các tấm năng lượng mặt trời hoặc quang điện được làm bằng silicon hoặc các vật liệu khác. Hệ thống điện năng lượng mặt trời tạo ra điện cục bộ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Năng lượng điện được tạo ra có thể cung cấp điện trên diện rộng cho toàn bộ khu phố.
Có rất nhiều sản phẩm xung quanh chúng ta được ứng dụng năng lượng mặt trời và mang lại hiệu quả rất cao như đèn led năng lượng mặt trời, xe chạy bằng năng lượng mặt trời, quạt năng lượng mặt trời,...
Năng lượng tái tạo năng lượng mặt trời

Tìm hiểu thêm: ỨNG DỤNG CỦA TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN CÁC VẬT DỤNG THƯỜNG NGÀY

2. Năng lượng gió

Năng lượng gió là nguồn năng lượng được khai thác từ các tua-bin gió và có thể được sử dụng để cung cấp điện bằng cách quay cánh quạt tua-bin để chuyển năng lượng gió thành năng lượng điện.
Nguồn năng lượng gió là nguồn năng lượng được ưa chuộng và có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Năng lượng được quay bằng cách quay các cánh quạt tua-bin để chuyển từ năng lượng gió thành năng lượng cơ học và cuối cùng là chuyển thành điện năng.
Năng lượng tái tạo năng lượng gió

3. Năng lượng thủy điện

Thủy điện là nguồn điện được bắt nguồn từ năng lượng nước. Ở Việt Nam nguồn năng lượng thủy điện được phát triển quanh năm và dày đặc. Cho đến thời điểm hiện nay đã có hơn 1000 điểm có tiềm năng để năng lượng thủy điện phát triển từ 100 kW đến 30MW.
Năng lượng tái tạo năng lượng thủy điện

4. Năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối được sử dụng gián tiếp hoặc trực tiếp 1 lần hoặc có thể được chuyển đổi từ dạng này thành dạng khác theo 3 cách phổ biến sau: Chuyển đổi nhiệt, sinh học và hóa học.
Các dạng năng lượng sinh khối: 
- Năng lượng sinh khối rắn: Gỗ, cây năng lượng từ than củi, than bùn,...
- Sinh khối lỏng: Dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu hạt cải), dầu Diesel.
- Năng lượng sinh khối dạng khí: Hydrogen, Metan,...
Năng lượng tái tạo năng lượng sinh khối
Ngoài các nguồn năng lượng tái tạo nói trên còn có các nguồn năng lượng tái tạo khác như: Năng lượng thủy triều, năng lượng tổng hợp hydro nóng, năng lượng đại dương,... Năng lượng tái tạo là giải pháp hiệu quả nhất giúp giải quyết vấn để khủng hoảng năng lượng sắp tới.

Tìm hiểu thêm: LÝ DO TẠI SAO NÊN MUA ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI CÔNG TY TNHH PT TM PHƯƠNG NAM